Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

văn khấn lễ động thổ

Văn khấn lễ động thổ

Làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải chọn giờ Hoàng Đạo
Tag:

Ý nghĩa:

Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sắm lễ:

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã... Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Văn khấn lễ động thổ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:................

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê' chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! .

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Tag: hàn long mạch

sưu tầm 1 lễ vật dùng cúng tạ thổ hàn long mạch 

Lể vật dùng Tạ Thổ (Hàn long mạch ) 

5 miếng thịt heo có da, chia ra 5 phần . 

5 hột trứng chia 5 phần 

5 trái lê hay quít chia 5 phần 

25 cục đường thẻ chia 5 phần 

25 hột táo đỏ chia 5 phần (táo tàu khô ) 

25 hột đậu phọng chia 5 phần 

5 bộ giấy áo quần ngủ sắc chia 5 phần 

5 bộ giấy tiền vàng bạc, chia 5 phần 

Khi cúng vái long thần thổ địa ngũ giác chư thần 

Bộ lể vật giấy áo vàng để trung ương (giửa nhà) 

Bộ lể vật giấy áo xanh để góc đông nam 

Bộ lể vật giấy áo đỏ hay tiếm để góc tây nam 

Bộ lể vật giấy áo trắng để góc hướng tây bắc 

Bộ lể vật giấy áo đen để góc hướng đông bắc 

Trung cung cúng trước kế mấy chổ kia, mổi chổ 

đốt 9 cây nhan cúng xong giấy vàng bạc đem ra 

ngoài sân đốt, 

Bài nầy cũng dùng cúng khi bắt đầu xây cất hay 

tu sữa nhà cửa, nhưng giấy vàng bạc đặt để nơi 

đó chớ chưa đốt, khi hoàn thành rồi cúng tạ lúc 

ấy thì mới đốt luôn 
sưu tầm 2: 

 hàn Long mạch (hàn long trị mạch)

Xin giới thiệu 1 phương pháp Hàn long mạch còn lưu truyền trong dân gian.

Hàn Long mạch trong sách cổ có viết thành 1 khoa và lấy tên là Điền Hoàn Địa mạch, có nghĩa là nối lại những long mạch đã bị đứt hoặc vô tình hoặc cố ý gây nên.

Long mạch là gì?
Người xưa trong quá trình quan sát thế giới tự nhiên đã nhận thấy giữa vũ trụ và con người có mối quan hệ tương tác khá chặt chẽ. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng sông ngòi, mạch nước, núi non, gò đồi…là biểu hiện của các biến đổi địa chất tích luỹ hàng triệu năm trong vỏ trái đất. Những quá trình vật lý hoá học đó diễn ra trong lòng đất chạy thành hệ mạch, cũng gần giống như hệ thống mạch máu trong cơ thể con người.
Mạch của đất gọi là long mạch, việc tìm đất gọi là tầm long, công cụ định thế và hướng đất là cái tróc long. Theo phép tầm long trong phong thuỷ truyền thống, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi dò theo long mạch mà tìm đến huyệt. Huyệt thường là các thế đất hội tụ các yếu tố đắc ý của các qui tắc phong thuỷ như : có một quả đồi án làm che trước mặt (tiền án), có một ngọn núi làm chỗ dựa về sau (hậu chẩm), bên trái có tay long, bên phải có tay hổ (gọi là tả thanh long, hữu bạch hổ). Tay long và tay hổ có thể là đồi núi, bờ ruộng.. có dạng cánh cung liên hoàn với nhau. Tay long (bên trái, phương đông) lồng ra ngoài tay hổ (bên phải, phương tây) là tuyệt cách. Huyệt còn phải có chỗ trũng cho nước tụ lại ở trước (minh đường).

Long mạch và huyệt có thể ở qui mô lớn hoặc nhỏ, có thể cả một vùng lãnh thổ với những dãy núi nhiều ngọn, những dòng sông suối… có khởi đầu, có kết thúc. Chẳng hạn ở Việt Nam, hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình làm nên địa mạch vùng đồng bằng Bắc Bộ, lưu vực sông Đồng Nai và Vàm Cỏ làm nên vùng Sài Gòn, Biên Hoà và phụ cận là nơi dân cư hội tụ, thị tứ sầm uất.

trước khi xây nhà hoặc táng mộ người ta thường kiếm 1 thầy địa lý giỏi đến để tìm huyệt tróc long.

Chuẩn bị hàn long mạch gồm những thức nào?

  • Chuẩn bị phù thức:

    Có 5 đạo bùa dùng để trấn giữ long mạch sau khi đã hàn lại. Gồm:


    Phương đông có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ Đông phương già la thanh tướng thái ất trường sinh phụng trấn.

    Phương nam có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ nam Phương xích tướng Bá Thiên La phụng trấn.
    Phương tây có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ tây phương bạch tướng Bạch Xà Thiên Sắc phụng trấn.

    Bắc phương có viết chữ: Ngọc Hoàng sắc hạ bắc phương hắc tướng Già La Lý Nghĩa Thái phụng trấn.

    trung Ương có viết chữ: Ngọc Hòa Sắc hạ trung ương hoàng tướng Già la Thiên La Khanh Kim Thân phụng trấn.

    Cách luyện bùa:
    Bùa viết trên giấy vàng , viết bằng mực đen. Bàn vẽ bùa quay về hướng đông. Khi mặt trời vừa nhó lên thì viết, mỗi đạo bùa thì tay viết miệnh niệm chú:

    thiên địa tự nhiên。 uế khí tiêu tán。 đỗng trung huyền hư。 hoảng lãng thái nguyên。

    bát phương uy thần。 sử ngô tự nhiên。 linh bảo phù mệnh。 phổ cáo cửu thiên。

    can la đát la。 đỗng cương thái huyền。 trảm yêu phược tà。 sát quỷ vạn thiên。

    trung san thần chú。 nguyên thủy ngọc văn。 trì tụng nhất biến。 khước quỷ diên niên。

    án hành ngũ nhạc。 bát hải tri văn。 ma vương thúc thủ。 đãi vệ ngã hiên。

    hung uế tiêu tán。 đạo khí trường tồn。 cấp cấp như luật lệnh。


    Lưu ý: Phải tập luyện thật thành thục trước khi vẽ bùa, khi vẽ thì lấy 1 hơi dài, chỉ đọc câu thần chú qua kẽ chân răng.

    Vẽ xong thì sắp bùa lên bàn thư chữ "án" bằng Phạn tự, chữ " tốc nhập" bằng hán tự, thư tứ tung ngũ hoành.
    thư xong đọc thần chú Kim quang:

    thiên địa huyền tông。 vạn khí bổn căn。 nghiễm tu vạn kiếp。 chứng ngô thần thông。

    tam giới nội ngoại。 duy đạo độc tôn。 đính hữu kim quang。 phúc ánh ngô thân。

    thị chi bất kiến。 thính chi bất văn。 bao la thiên địa。 dưỡng dục quần sanh。

    thụ trì vạn biến。 thân hữu quang minh。 tam giới thị vệ。 ngũ đế ti nghênh。

    vạn thần triêu lễ。 dịch sử lôi đình。 quỷ yêu tang đảm。 tinh quái vong hình。

    nội hữu phích lịch。 lôi thanh ẩn minh。 đỗng tuệ giao triệt。 ngũ khí đằng đằng。

    kim quang tốc hiện。 phúc hộ chân nhân。 cấp cấp như ngọc hoàng quang giáng luật lệnh。


  • sau khi chuẩn bị bùa thì phải lấy Đất Ngũ Linh Thổ.
    Đất Ngũ linh thì lại có thể thay đổi tùy theo xu thế phát triển của chủ nhà, nhưng nhất thiết phải là 5 thứ đất.

    Nếu chủ nhà đang làm quan thì gồm 5 loại sau: Đất cơ quan, đất dọc đường lên, đất chùa, đất đền quan lớn, đất chỗ giao nhau của đại lộ.

    nếu chủ nhà là người Kinh doanh thì: Đất chợ, đất ngã ba sông, đất chùa, đất đền, đất ngã ba đường.

    nếu chũ nhà là ngừoi làm công tác có học vị thì: Đất nhà thầy, đất chùa, đất đền, đất cơ quan, đất dốc lên.

    nếu chủ nhà làm nông nghiệp: Đất chùa, đất đền, đất ruộng, đất gò, đất chợ.

    ....

    Sau khi chuẩn bị đất Ngũ Linh thì chuẩn bị chỉ ngũ sắc: xanh - đỏ - trắng - tím - vàng

    Chuẩn bị 13 cây kim khâu.
    Chuẩn bị nước Tam Giang Thủy.
    Chuẩn bị Thất Bảo (có bán sẵn ở các tiệm phong thủy)
    Chuẩn bị 1 miếng vàng thiệt.
    Chuẩn bị nước ngũ vị gồm: Đinh hương, quế, hồi, ngũ vị tử, long não
    chuẩn bị gói thuốc xông và muối hột.
    và cuối cùng chúng ta cần chuẩn bị những thức cần thiết nhất là: Chu Sa - Thần sa - Hùng hoàng - A Giao - A ngùy.
    lưu ý: A Ngùy có 2 loại, loại bán trong tiệm thuốc bắc là loại nhựa cây A Ngùy ra. Loại A Ngùy của thầy pháp thì là loại chảy từ mỡ động vật và tinh chất long mạch trong các mạch đất trên núi.


  • nấu nước tam giang thủy với ngũ vị hương, lấy 1 phần trợn với đất ngũ linh thổ rồi năn thành hình 1 con rùa. cho miếng vàng vào đầu rùa, cho các thức khác vào lòng rùa. cài 1 cây kim dọc theo mai rùa, còn lại cài mỗi bên 6 cây kim. Sau khi khai quang thì, chôn rùa vào giữa nhà cùng với bùa trung ương, 4 góc chôn 4 bùa cho 4 hướng.

  • Tập tục dâng hương


    Dâng hương là một trong những tập tục truyền thống lâu đời trong sinh hoạt văn hóa - tín ngưỡng của người Việt nam.

    Người VN dâng hương cúng bái Gia tiên, Gia thần vào các kỳ giỗ chạp, tuần, tiết, sóc, vọng... ở gia đình. Tại các Đình, Đền, Miếu, Phủ hay Chùa cũng đều có dâng hương: nhỏ thì vào hàng ngày, lớn thì vào các kỳ lễ, tiết hay khi hội hè dân làng vào đám hàng năm. Điều ấy phổ biến từ xưa tới nay, lâu dần đã trở thành tập tục truyền thống tự nhiên.

    1. Dâng hương tại gia:

    Xưa, nay dù thuộc tầng lớp nào của xã hội, người Việt nam đều không bỏ tục dâng hương tại gia, đều lập ban thờ (giường thờ) Gia Tiên và Gia Thần. Gia thần và Gia Tiên có thể được thờ trên cùng bàn thờ, cũng có khi được tách ra ở hai vị trí khác nhau. Một số gia đình theo Đạo Phật hay Công giáo còn có thêm ban thờ Phật, thờ Bồ Tát - Nhất là Bồ tát Quán Âm, hay thờ Chúa. Dù được thờ chung hay riêng thì người VN vẫn phân biệt rõ Gia Thần và Gia Tiên.

    * Thờ Gia Tiên: Là thờ "vong linh" của bố, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ mà theo truyền đời đã sinh ra mình.

    Đạo lý của người VN là "uống nước nhớ nguồn", kính trọng ông bà cha mẹ khi còn sống, phụng dưỡng khi ốm đau, thờ cúng khi đã khuất. Và tin rằng "chết là thể xác, hồn là tinh anh", người chết đi rồi nhưng "vong linh" thì vẫn cảm ứng cùng cuộc sống của cháu, con hay những người thân và vẫn theo dõi, phù trì cho cuộc đời họ mỗi khi có việc đau buồn hay vui vẻ.

    * Thờ Gia Thần: đó là các vị thần tại gia như Thổ Công, Thổ địa, Thần tài, Thần hổ, đức Thánh quan... Trong đó Thần Thổ Công được thờ phổ biến, được coi như vị Thần "đệ nhất gia chi chủ" (vị thần quan trọng nhất trong một gia đình).

    Nếu thờ Gia thần, Gia Tiên cùng một bàn thờ thì vị trí bát nhang thờ Gia Thần phải đặt cao hơn bát nhang thờ Gia Tiên một chút.

    * Một số "nguyên tắc" chung của tục dâng hương tại gia:

    - Vào ngày tuần, tiết dâng hương phải khấn Gia Thần trước, Gia Tiên sau.

    - Vào ngày giỗ Gia Tiên thì phải cáo yết Thần Linh trước, sau mới cúng Gia Tiên

    - Khi dâng hương lễ Thần ngoại Thổ Công, Táo Quân thì phải nhập quán và xưng Quốc hiệu (nêu địa chỉ)

    - Khi dâng hương lễ Gia Tiên thì không được nhập quán và xưng quốc hiệu.

    - Khi lễ phật: Xưng địa chỉ hay không, nói tên hay không đều được cả, chỉ cốt dãi bày lầm lỗi và ăn năn trước Phật đài sau đến cầu nguyện những điều mình mong muốn là được.

    - Các phẩm vật dâng hương:

    Có thể lễ chay và lễ mặn. Những gia đình có ban thờ phật thì chỉ dâng lễ chay. Lễ có thể "bạc mọn" hay "sang trọng" nhưng không thể thiếu: Hương, Đăng (Đèn, nến), trà, quả, tửu, nước thanh thủy, trầu cau (thường 1 hoặc 3 quả cau còn cuống với 1 lá trầu), tiền vàng (Kim ngân).

    - Thắp nhang: Nếu ban thờ có nhiều bát nhang thì bát nhang nào cũng phải thắp hương, hương được thắp theo số lẻ vì theo dịch lý số thì số lẻ thuộc dương - tượng trưng cho phần vô hình, cho trời, cho trong sạch...

    Lệ thường thì mỗi bát nhang được thắp 3 nén ( Có thể là vì tục xưa tin rằng khi thắp nhang lên thì Trời - Đất - Người có sự cảm ứng. Và theo triết lý của người phương đông thì nguyên lý phổ quát của vũ trụ, vạn vật tương ứng, tương cảm là: Thiên - Địa - Nhân nên 3 nén là tượng trưng cho 3 ngôi Trời - Đất - Người (Theo "Tập tục và nghi lễ dâng hương")).

    - Vái và lễ: Mỗi kỳ dâng hương đều có vái và lễ

    Vái thì các ngón tay đan vào nhau

    Lễ thì hai bàn tay áp vào nhau, các ngón tay của hai bàn tay phải trái không được xo le, không được choãi ra và đặt ở vị trí ngang trước ngực.

    Vái và lễ là hai biểu tượng nghi lễ có đôi chút khác nhau nhưng có điểm chung: đều là biểu tượng của sự giao hòa, cảm ứng Âm - Dương.

    - Hóa vàng: Gần hết tuần nhang thứ nhất, Gia chủ thắp tuần nhang thứ hai rồi hóa vàng ngay giữa hai tuần nhang và thường vảy rượu vào tro hóa vàng vì quan niệm rằng có làm như vậy thì người âm mới nhận được.

    * Các kỳ dâng hương tại gia vào các tiết lễ trong năm:

    - Dâng hương "Ông Táo chầu trời": ngày 23 tháng chạp

    - Dâng hương tết Nguyên đán: Dâng hương Tất niên, dâng hương Giao thừa, dâng hương ngày tết, dâng hương lễ hóa vàng (lễ tạ).

    - Dâng hương lễ rằm tháng giêng

    - Dâng hương dâng sao giải hạn, dâng hương cúng Tam tai Thần giáng hạ.

    - Dâng hương tiết thanh minh

    - Dâng hương tiết hàn thực

    - Dâng hương tiết Đoan ngọ (05/5 âm lịch - Tết giết sâu bọ)

    - Dâng hương "tiết Khuất xảo" (ngày 07/7 âm lịch - để xin điều may mắn, gỏi nghề)

    - Dâng hương tiết Trung Nguyên (Rằm tháng 7 âm lịch)

    - Dâng hương tiết Trung thu

    - Dâng hương tiết Trùng Dương (ngày 09/9 âm lịch)

    - Dâng hương các ngày tuần tiết, sóc vọng (ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch hàng tháng)

    * Cúng dâng hương vào các kỳ giỗ:

    Trong tục thờ cúng Việt nam thì tục dâng hương vong linh người đã khuất vào các kỳ giỗ là quan trọng nhất. Bao gồm:

    - Cúng Ngày giỗ đầu ("Tiểu đường")

    - Cúng ngày giỗ hết (ngày tròn 24 tháng sau khi mất - "Đại đường")

    - Cúng ngày giỗ thường (ngày giỗ của người quá cố kể từ năm thứ 3 trở đi)

    Nguoi VN co the khong nho ngay sinh nhat cua con cai hay nguoi than nhung thuong khong bao gio quen ngay gio của cha me, ông ba, to tien. Ngay gio thuong la ngay con chau trong gia dinh ve xum họp rat dong du. Voi nhung gia dinh dong con chau hay nhung dong ho lon, vao nhung ngay gio gia dinh thuong fai măc bat ra san moi du cho cho con chau ve dang huong.

    * Dâng hương không định kỳ:

    - Dâng hương động thổ

    - Dâng hương lễ khai trương

    - Dâng hương nhập trạch

    - Dâng hương khi cưới gả

    - Dâng hương cúng Mụ (tạ ơn Bà mụ sau khi sinh con) gồm có lễ đầy cữ, lễ đầy tháng, lễ đầy tuổi.

    - Dâng hương nhân lễ hỷ

    - Dâng hương đám hiếu.

    2. Dâng hương ở Đình:

    ĐÌNH VỚI VIỆC PHỤNG THỜ ĐỨC THÀNH HOÀNG:

    Hầu như mỗi làng xã Việt Nam xưa đều có một ngôi đình. Ngòai ý nghĩa là trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội của cộng đồng làng - xã, Đình làng còn giữ vai trò chức năng là nơi thờ tự Thành hoàng.

    THÀNH HOÀNG được coi là vị phúc thần, có thể là Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần hoặc Hạ đẳng thần là do các triều đại phong kiến sắc phong.

    Trong ý thức cộng đồng làng xã người Việt nam thì các Thành hoàng là các vị Phúc Thần giữ vai trò cố kết khối cộng đồng; ngài bảo vệ cho mỗi thành viên, mỗi dòng họ trong làng; ngài giáng phúc trừ tai cho cộng đồng làng xã đồng thời cũng quở phạt những ai vi phạm luật lệ, tập tục trong làng. Theo truyền thuyết thì nhiều vị Thành hòang đã có công "âm phù", "báo mộng" cho một số vị vua hay tướng lĩnh triều đình trong những cuộc hành quân tiễu trừ phản loạn hay chống giặc ngoại xâm.

    Các vị thần được thờ làm THÀNH HÒANG của các làng xã Việt nam cũng rất phong phú, đa dạng. Có vị là nhân thần, là tướng lĩnh có công với triều đình trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, nhưng cũng có những vị thần được nhân dân làng xã tôn xưng thờ phụng làm Thành hoàng lại chỉ là những nhân vật huyền thoại. Dù xuất xứ của một vị thầnh được tôn làm Thành hòang có thế nào chăng nữa thì một khi làng xã đã tôn xưng, phụng thờ noi chốn Đình trung, mọi người dân trong làng - xã đều có ý thức tôn kính một cách tự giác. Vì vậy, không chỉ những dịp làng tổ chức tế lễ lớn tại đình làng như khi làng "vào đám", tế lễ vào dịp Tết Nguyên Đán, vào các dịp tuần tiết bốn mùa... hàng năm, người dân mới tới dâng hương tại đình mà ngay cả những khi mỗi gia đình nào đó trong làng xã có sự kiện hiếu, hỷ như ma chay, sinh con, cưới xin, thi đỗ đạt...người ta cũng biện lễ tới thỉnh cáo Thành hoàng và cầu ngài gia cát phù trì.

    Lễ vật dâng hương tại Đình có thể là lễ chay hoặc lễ mặn, nhưng thường là lễ mặn như Thịt, xôi, rượu, tiền vàng... Lễ vật có thể to nhỏ là tùy tâm và tùy quy mô của lễ dâng hương.

    CÁC KỲ DÂNG HƯƠNG TẠI ĐÌNH:

    Tại các Đình lớn thường có người túc trực thường xuyên để hôm sớm đèn nhang phụng thờ Thần Linh. Và có những kỳ lễ hội dâng hương định kỳ vào các dịp tuần, tiết, sóc, vọng là:

    - Ngày mùng 1 và mười rằm hàng tháng

    - Dịp tết nguyên đán

    - Ngày đinh đầu tháng Hai (Xuân tế)

    - Dịp cuối Xuân đầu Hạ (Lễ Kỳ An)

    - Ngày 3 tháng 3 (Tết Hàn thực)

    - Mười lăm ngày sau ngày Xuân Phân (Tết Thanh Minh)

    - Ngày mùng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ)

    - Ngày rằm tháng 7 (Tết Trung nguyên)

    - Ngày Đinh đầu tháng Tám (Thu tế)

    - Ngày rằm tháng 8 (Tết trung thu)

    - Ngày 10 tháng 10 (Lễ Trùng thập)

    - Ngày mùng 2 tháng Chạp (Lạp tết)

    - Ngày xưa, ở một số làng vùng làm nghề nông, khi vào vụ cấy có lễ gọi là "Lễ Hạ Điền" và khi lúa bắt đầu trổ đòng thì có kỳ lễ dâng hương gọi là "Lễ Thượng Điền", vào tháng Chín âm lịch thì có lễ Thượng Tân tức là Lễ Cơm Mới.

    Ngòai các kỳ dâng hương phổ biến nói trên, tại mỗi Đình còn có những kỳ những kỳ dâng hương lớn hơn, thường một năm một lần, đó là những kỳ dân làng mở hội vào đám. Hội có thể mở vào những ngày nhân dịp mùa Xuân hay mùa Thu, nhưng cũng có thể là vào dịp ngày sinh (ngày Thần đản) hay ngày mất (ngày Thần kỵ) của Thần Linh. Vào kỳ lễ dâng hương này thì hầu như mọi người dân trong làng, xã đều tham dự và lễ hội thường kéo dài nhiều ngày. Với những ngôi đình nổi tiếng linh thiêng thì còn có khách thập phương về lễ hội rất đông. Theo "Việt nam phong tục" (Phan Kế Bính) thì nghi thức tế lễ dâng hương Thần Linh vào những dịp dân làng vào đám hết sức trang nghiêm và phức tạp

    KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG:

    Cấu trúc thờ tự mỗi đình làng có thể khác nhau, tùy theo từng địa phương, từng vùng và nguồn gốc lịch sử của Ngôi đình. Song giữa các ngôi đình vẫn có những nét chung về cấu trúc thờ tự mà người dân khi thực thi tín ngưỡng dâng hương không thể bỏ qua.

    - Hậu cung: Là vị trí trong cùng của ngôi đình, được gọi là "nội điện", "Đình trong" hay "cung cấm". Đây là chốn thâm nghiêm, là nơi thờ tự chính của ngôi Đình, cũng là nơi mà người bình thường không được bước vào.

    - Nhà Đại bái: Nằm liền phía trước cung cấm. Đây là khu vực lớn nhất của kiến trúc đình, hai bên tả hữu của Nhà Đại bái là nơi có thể được dùng làm chỗ hội họp của dân làng - xã mỗi khi làng có tổ chức tế lễ Thành hoàng hay họp làng.

    Chính giữa nhà Đại bái được gọi là Trung Đình - là nơi tế tự Thành hoàng.

    - Phía ngòai nhà Đại bái là sân đình, hai bên tả hữu của sân đình có hai dãy hành lang có mái che mưa nắng được gọi là tả mạc và hữu mạc, đây là hai vị trí người ta có thể sử dụng để sửa sang lễ vật, mũ áo trước khi dâng lễ vào nhà Đại bái.

    - Cấu trúc của Đình thường thóang, cao thích hợp cho việc hội họp dân làng - xã.

    Hiện nay, có lẽ còn không nhiều các làng xã còn giữ được Đình làng vẹn nguyên như trước. Làng tôi xưa có một ngôi Đình rất lớn, nó đã thực sự là trung tâm sinh hoạt chính trị - xã hội của cộng đồng các làng - xã cả một vùng quê tôi (gồm mấy xã hiện nay) thời phong kiến. Nhưng đến khi thành lập HTX nông nghiệp, sân đình biến thành cái sân kho của HTX, và khỏang giữa những năm 60 - 70 thì người ta dỡ hầu hết phần kiến trúc nổi của Đình mang về Côn Sơn (theo lời bà nội tôi và người già trong làng kể lại khi tôi còn nhỏ). Bây giờ, khi HTX không còn tồn tại thì ngay cả sân đình cũng không còn, cả khu sân đình rộng mệnh mông trước thường được dùng làm sân bãi chiếu bóng lưu động cho mấy xã trong vùng Bắc An Phụ biến thành một xóm dân cư mới, nền đất Đình cũ thì được xây dựng thành Nhà trẻ và Nhà mẫu giáo của xã. Phần nhiều các ngôi Đình làng khác ở VN có chung "số phận" như Đình làng tôi. Nhưng cũng có một số Đình làng ở một số địa phương, không những vẫn giữ được những nét kiến trúc ban đầu mà còn được trùng tu tôn tạo rất đẹp và hàng năm có đông đảo khách thập phương tới tham quan.

    * Một số ngôi Đình với các kỳ lễ dâng hương lớn hiện nay:

    1. Đình Cới: Là ngôi đình của làng Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh. Đình thờ Thiên Cương Đế, tương truyền là người có công dẹp giặc Xích Quỷ thời vua Hùng thứ VI. Lễ hội được mở ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm.

    2. Hội Đình Từ Hả ở xã Hồng Giang, Lục Ngạn (Hà Bắc cũ) được mở vào ngày 08 tháng Giêng hàng năm.

    3. Hội thập đình: ở 10 làng thuộc 3 xã Đông Cửu, Song Giang và Đại Lai, huyện Gia lương, Bắc Ninh. Mười làng này đều thờ vị Dõan Công và Đào Nương là hai vợ chồng đồng thời là hai tướng của Hai bà Trưng. Hội mở từ ngày mùng 6 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch vào các năm Thân, Tí, Thìn.

    4. Đình làng Võ Giàng: thuộc xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Thờ Vũ Cố là một tướng giỏi của Lê Lợi, tham gia đánh đuổi giặc Minh trên đoạn Sông Đáy. Lễ hội được mở vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm. Hoạt động văn hóa tín ngưỡng điển hình là Lễ tế Thánh, đua thuyền trên Sông Đáy và phóng lao.

    5. Đình làng Đa Sĩ: ở ngoại ô thị xã Hà Đông, Hà Tây là nơi thờ thần Thành Hoàng nghề rèn. Hội tế thần được tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm.

    6. Đình La Vân: ở thôn La Vân, xã Quỳnh Hồng, Quỳnh phụ, Thái Bình là nơi thờ Nguyễn Minh Không. Lễ dâng hương mở từ ngày 15 đến 20 tháng 3 âm lịch hàng năm.

    7. Đình Thổ Tang: ở Vĩnh Tường, Phú Thọ là nơi thờ Hổ Lâm Hầu - một người có công chống giặc Minh.

    Hội lễ dâng hương, tế thần với những cuộc thi, những trò vui dân gian được tổ chức vào ngày 14 đến 23 tháng Giêng hàng năm.

    Tag: Nhà


    chuẩn bị tiền
    xem tuổi có hợp làm nhà hay không
    xem tuổi vợ
    xem tuổi chồng
    xem tuổi con
    xem đất
    xem hướng nhà
    xem nền đất cố định
    vẽ thiết kế nhà
    phong thủy
    phòng ngủ
    phòng khách
    phòng thờ
    bếp
    nhà tắm
    nhà vệ sinh
    phòng ăn
    phòng đọc sách
    vườn
    ao
    hướng giường
    xà nhà
    động thổ
    thượng lương

    nhập trạch
    khánh trạch
    an trạch
    trấn trạch
    điền hoàn long mạch

    hàn long mạch
    thầy địa lý
    an vị bát hương
    bài vị

    câu đối
    hoành phi
    cốt bát hương
    cáo ngũ phương
    nước vang
    nước ngũ vị hương
    nước cháo 
    bàn thờ gia tiên
    thổ công
    ông táo
    táo quân
    thổ thần
    thổ địa





    Các Tags
    Phong thủy, cúng, khoa cúng, lễ , cúng lễ, an trạch , trấn trạch , bùa, điền hoàn long mạch, thổ công, thổ địa ,

    Các trang web về cúng lễ phong thủy tính đến ngày 29.03.2011

    www.baolavansu.com
    www.hoangthantai.vn
    www.thegioivohinh.com
    www.thegioitamlinh.ace.st
    www.linhquangbaokhi.com
    www.buangai.vn
    www.vanhoaphuongdong.com
    www.tamlinhvn.tk
    www.vietlyso.com
    www.lyhocphuongdong.org.vn
    www.tuvilyso.net
    www.nhantrachoc.net.vn
    www.lyso.vn
    www.xemtuong.net
    www.vanmenh.com
    www.xemboionline.com


    Các trang web cá nhân khác :
    http://vn.360plus.yahoo.com/tamphu-tuphu/

    http://vn.360plus.yahoo.com/thichnguyendo@ymail.com
    Các nickname có am hiểu về cúng lễ:
    quangtichphapsu , quangtich, dienbatn, trần ngọc kiệm pháp sư...

    Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011

    Nhu liệu tra chữ Hán, thư viện sách chữ nôm online

    Tra chữ hán vào trang http://www.hanviet.org
    Thư viện NômNa : http://www.nomna.org

    Mục tiêu của kênh riêng

    Mục tiêu của KênhRiêng là sưu tập toàn bộ về phong thủy cúng lễ đạo giáo vvv... trên các nguồn từ internet. Rất cảm ơn các tác giả vì đã sưu tập lại tài liệu của quý vị.